Thực hiện các chiến dịch quảng cáo Amazon sẽ giúp người bán tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng hơn. Để giúp người bán có thể dễ dàng nắm xu hướng của các hoạt động quảng cáo, hãy cùng Amazon Guru theo dõi báo cáo quảng cáo Amazon 2021 của Jungle Scouts. Thông qua đó, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan hơn về nó nhé!
1. Tổng quan về báo cáo Amazon 2021
1.1 Sự phát triển nhanh chóng của các sàn thương mại điện tử
Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và sự dịch chuyển mua sắm của người tiêu dùng thì Thương mại điện tử đã và đang trở thành xu hướng phát triển mới. Trong đó, Amazon là một thị trường thương mại điện tử tiềm năng với thị trường rộng mở. Nhưng đi kèm với đó là sự cạnh tranh gay gắt của thị trường.
Bên cạnh đó, vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên thói quen mua sắm của người tiêu dùng cũng đang dần thay đổi. Khi họ không thể ra ngoài mua sắm thì các sàn thương mại điện tử là lựa chọn vừa an toàn vừa tiện lợi.
Theo khảo sát, 74% người tiêu dùng bắt đầu tìm kiếm sản phẩm của họ trên trang tìm kiếm của Amazon.
1.2. Sự phát triển của hoạt động cáo trên Amazon
Tăng trưởng doanh thu quảng cáo của Amazon đang tăng nhanh. Theo thống kê quý 4 năm 2020, doanh thu đến từ hoạt động cung cấp quảng cáo của Amazon vào khoảng 7.95 tỷ USD (tăng 66% so với cùng kỳ năm trước).
Vì sao hoạt động quảng cáo trên Amazon lại phát triển như vậy?
Sử dụng các hoạt động quảng cáo trên Amazon sẽ giúp người bán tiếp cận được khách hàng tiềm năng, những người có nhu cầu mua sắm sản phẩm của bạn. Trong đó, 75% người bán trên Amazon đều ghi nhận mình sử dụng ít nhất một loại hình quảng cáo trên Amazon.
Trong năm 2021, người bán đã đầu tư nhiều hơn vào quảng cáo. Theo thống kế có đến 34% người bán trên Amazon chi tiêu nhiều hơn vào chiến lược quảng cáo so với những năm trước.
Đối với các chiến dịch quảng cáo, người bán sẽ hướng đến những mục tiêu khác nhau dựa trên sản phẩm và ngân sách dành cho quảng cáo.
Trong đó, mức chi phí dành cho các hình thức quảng cáo sẽ thay đổi theo từng thời điểm launching sản phẩm. Khi lựa chọn đúng loại hình quảng cáo cũng như đúng thời điểm sẽ giúp người bán gia tăng thị phần mới và đồng thời gia tăng lợi nhuận. Và mục tiêu cuối cùng của các chiến dịch quảng cáo chính là thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn theo thời gian.
Sự phát triển của hình thức quảng cáo trên Amazon
Hiện nay, khoảng 56% người tiêu dùng của Mỹ nói rằng họ chỉ mua sắm qua cửa hàng duy nhất, chính là Amazon. Một thị trường rộng mở, năng động nhưng cũng đầy khốc liệt. Bởi không chỉ các có người bán lẻ tham gia vào thị trường thương mại điện tử này mà còn các thương hiệu nổi tiếng.
Khách hàng mua sắm online có thể tìm kiếm sản phẩm của mình cần ở bất kỳ đâu trên các trang mạng, kể cả Facebook, Apple, Microsoft, Walmart,… Tương tự, 65% người tiêu dùng bắt đầu tìm kiếm sản phẩm họ cần trên một công cụ tìm kiếm như Google hoặc Bing.
Bên cạnh đó, cũng có những người tiêu dùng chọn tìm kiếm sản phẩm tiêu dùng thông qua các nền tảng thương mại điện tử, đặc biệt là Amazon. Và khi khách hàng đã tìm kiếm trên các sàn thương mại có nghĩa là họ đã có ý định mua hàng, việc của bạn là đưa sản phẩm tiếp thị tới những vị khách hàng tiềm năng này.
Chính vì thế hoạt động quảng cáo là một hoạt động cần thiết để thúc đẩy sự phát triển bán hàng trên Amazon.
2. Quảng cáo là một đòn bẩy quan trọng trong kinh doanh
2.1 Quảng cáo là công cụ cần thiết
Quảng cáo là cần thiết cho người bán với bất kỳ quy mô nào trên nền tảng của Amazon.
Trong một nghiên cứu gần đây của Jungle Scout với gần 5.000 người bán hàng trên Amazon thuộc mọi loại và quy mô, cho biết:
- 75% người bán trên Amazon đang sử dụng một số loại quảng cáo pay-per-click (PPC) của Amazon cho doanh nghiệp của họ.
- 34% có kế hoạch chi tiêu nhiều hơn cho quảng cáo trên Amazon trong tương lai.
Chi tiêu cho quảng cáo trong năm 2018 – 2021 và dự báo trong 5 năm tới
Phần lớn chi tiêu quảng cáo của Amazon được phân bổ cho các sản phẩm được tài trợ quảng cáo. Nó cho phép các thương hiệu nhắm mục tiêu theo cách thủ công hoặc tự động các từ khóa có liên quan cho đối tượng nhắm đến.
Với tùy chọn này, nhà quảng cáo chỉ trả tiền cho quảng cáo khi người mua hàng nhấp vào quảng cáo của họ. Điều này sẽ cho phép kiểm soát tốt hơn ngân sách của người bán.
Chính vì vậy, tùy thuộc vào thương hiệu và người bán, các chiến dịch quảng cáo sẽ được điều chỉnh phù hợp. Những quảng cáo này có thể được sử dụng cho nhiều mục tiêu khác nhau, chẳng hạn như:
- Tăng khả năng hiển thị.
- Nâng cao nhận thức.
- Quảng cáo các mặt hàng theo mùa.
- Giải phóng hàng tồn kho dư thừa hoặc trưng bày một mặt hàng có hiệu suất cao.
Bên cạnh đó, danh sách và chất lượng của sản phẩm cũng được tối ưu hóa để chuyển đổi bán hàng.
2.2 Sự yêu chuộng của các hình thức quảng cáo
Trên Amazon sẽ có 3 loại hình quảng cáo chính:
- Sponsored Product (Quảng cáo sản phẩm): Quảng cáo các sản phẩm bạn hướng đến, xuất hiện trên chính các trang bán hàng của Amazon.
- Sponsored Brand (Quảng cáo thương hiệu): Quảng cáo thương hiệu của bạn. Nó sẽ xuất hiện trên chính các trang bán hàng của Amazon khi khách hàng search sản phẩm thuộc ngách sản phẩm bạn bán.
- Sponsored Display (Quảng cáo ở trang web của bên thứ 3): Quảng cáo các sản phẩm mục tiêu của bạn. Các quảng cáo này sẽ xuất hiện trên các trang web thứ 3, dẫn link mua sắm về cửa hàng của bạn trên Amazon.
Có một sự thay đổi đáng chú ý trong chi tiêu quảng cáo từ trên Amazon. Người bán chuyển từ Sponsored Product sang Sponsored Brand và Sponsored Display. Sponsored Display được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 11 năm 2019 và đang tiếp tục trở nên phổ biến.
Trong khi đó, Sponsored Brand cũng đã trải qua những thay đổi có khả năng ảnh hưởng đến việc tăng mức độ chấp nhận của chúng. Sản phẩm quảng cáo này lần đầu tiên bắt đầu như một công cụ chỉ dành cho nhà cung cấp và đã được triển khai cho nhiều đối tượng nhà quảng cáo hơn theo thời gian. Giờ đây, Sponsored Brand có sẵn cho bất kỳ ai đã đăng ký thương hiệu và bao gồm nhiều cơ hội hơn cho các vị trí. Các Sponsored Brand trước đây chỉ xuất hiện ở đầu kết quả tìm kiếm và giờ đây có thể xuất hiện ở trên, bên cạnh hoặc trong kết quả tìm kiếm, có nghĩa là có nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng hơn và xác suất đạt được RoAS cao hơn.
3. Chi tiêu cho quảng cáo trên Amazon
Đo lường hiệu suất và tối ưu hóa chiến dịch là một số lợi ích lớn nhất của quảng cáo trên Amazon.
So với quảng cáo tìm kiếm hoặc quảng cáo trên mạng xã hội, Quảng cáo trên Amazon cho phép người bán có thể đo lường chính xác có bao nhiêu doanh số được tạo ra từ số tiền quảng cáo. Từ đó các nhà quảng cáo tự tin rằng các khoản đầu tư vào quảng cáo của họ đang tạo ra tác động và thúc đẩy ROI.
Chương tiếp theo này sẽ xem xét lợi tức chi tiêu quảng cáo của các thương hiệu bằng cách các yếu tố như loại nhắm mục tiêu quảng cáo, sản phẩm quảng cáo và chiến lược đặt giá thầu.
3.1 Chi tiêu cho các loại hình Quảng cáo của Amazon
Các nhà quảng cáo đang chi tiêu nhiều nhất cho các loại quảng cáo kết hợp lỏng lẻo. Nhắm mục tiêu đối sánh lỏng có xu hướng có tỷ lệ nhấp (CTR) và tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn so với đối sánh gần. Nó cũng có giá mỗi nhấp chuột (CPC) thấp nhất trong tất cả các loại nhắm mục tiêu, giúp bạn dễ dàng chi tiêu nhiều hơn, ngay cả khi nó có thể không phải là ROI tốt nhất.
Xu hướng sử dụng các loại hình quảng cáo trên Amazon 2018 – 2021
Theo số liệu thống kê trên, ta có thể thấy rằng người bán rất ưa chuộng hình thức Sponsored Products. Điều này là hiển nhiên, vì khách hàng thường hướng đến các dòng sản phẩm xác định để mua hàng.
Tuy nhiên, xu hướng sử dụng dịch vụ quảng cáo sản phẩm của Amazon đang giảm dần. Bạn có thể thấy nó giảm từ 90% trong năm 2018 xuống còn 77% năm 2021. Điều này dẫn đến có thể là do người bán đã tìm được những cách tốt hơn cho các chiến dịch quảng cáo của mình. Bởi giữa một thị trường cạnh tranh khốc liệt như Amazon quảng cáo sản phẩm không có tác dụng nếu bạn không đủ nguồn lực đưa nó tiến lên những vị trí ưu tiên, sáng giá.
3.2 Chi tiêu quảng cáo trên Amazon theo giá sản phẩm
Khi đánh giá một tập hợp con gồm gần 10.000 sản phẩm được quảng cáo trên Amazon, các sản phẩm từ $11 đến $20 được các nhà bán dành số tiền quảng cáo nhiều nhất. Tuy nhiên, cũng có phần ngân sách đáng kể cho các sản phẩm dưới $10.
Cho dù sản phẩm của bạn đang ở mức giá nào thì người bán vẫn cần quan tâm đến RoAS khi thức hiện các chiến dịch quảng cáo để đem lại lợi nhuận cho bản thân.
Return on Ad Spend (RoAS), hay lợi tức trên chi tiêu quảng cáo, là chỉ số đo lường hiệu quả của quảng cáo kỹ thuật số chiến dịch bằng cách hiển thị bao nhiêu đô la doanh thu từ $1 đã chi cho một chiến dịch quảng cáo.
RoAS là chỉ số nghịch đảo với chi phí bán hàng quảng cáo (ACoS):
ACoS = Tổng chi phí quảng cáo/ Tổng doanh số
Do đó: RoAS = Tổng doanh số/ Tổng chi phí quảng cáo = 1/ACoS
Tính toán này cho phép các thương hiệu và người bán đánh giá chiến lược quảng cáo nào đang hoạt động tốt nhất hoặc nơi cần điều chỉnh.
Người bán trên Amazon thường sử dụng các mục tiêu RoAS khác nhau cho các loại sản phẩm khác nhau. Nói chung, có RoAS cao sẽ tốt hơn cho lợi nhuận trong khi RoAS thấp hơn có thể giúp tăng khả năng hiển thị.
Theo số liệu nghiên cứu của Jungle Scout, có hơn một nửa (51%) sản phẩm mà người bán Amazon bán trên Amazon có giá từ $11-25 và 30% nằm trong phạm vi $21-30.
Tuy nhiên, trong các thương hiệu quảng cáo trên Amazon thì các sản phẩm có giá từ $11-20 và sản phẩm có giá cao hơn $50 là những sản phẩm mang đến doanh số bán cao nhất (số liệu trong 14 ngày và 30 ngày). Trong đó, sản phẩm có mức giá $21-30 chỉ chiếm 10% tổng doanh số.
Nhưng các sản phẩm có giá cao hơn có đồng nghĩa với lợi nhuận lớn hơn không? RoAS tăng trên phạm vi giá $10 trong khi các sản phẩm trong phạm vi $21-30 có lợi tức chi tiêu quảng cáo cao nhất. Khoảng giá sản phẩm này cũng là nơi các nhà quảng cáo hiện đang chi tiêu ít nhất số tiền của họ.
Nguồn: Advertising Report 2021 by Jungle Scouts

